Kể từ 10/9/2021, VietNamNet mở thêm lựa chọn về thời gian để độc giả dễ dàng đăng ký và trải nghiệm sản phẩm tâm huyết VietNamNet Premium của chúng tôi. Cụ thể:
Trên hành trình nâng cấp liên tục VietNamNet Premium, chúng tôi sẽ không ngừng đầu tư công phu cả về mặt nội dung thông tin lẫn hình thức thể hiện: sẽ là những hình ảnh đặc tả đậm nét hơn, sẽ là những dữ liệu, biểu đồ chất lượng và sinh động hơn, sẽ thực sự là một kho tri thức đáng trân quý.
Báo VietNamNet rất mong các độc giả vẫn sẽ tiếp tục ủng hộ hướng đi mới này để cùng nhau xây dựng một nền báo chí sạch - tin cậy - chất lượng cao!
>> ĐĂNG KÝ VIETNAMNET PREMIUM TẠI ĐÂY
Lần đầu tiên, một tờ báo điện tử được phát hành thông qua đường bưu điện. Đây cũng chính là cơ hội để tìm kiếm nguồn thu mới cho các cơ quan báo chí Việt Nam trong bối cảnh doanh thu quảng cáo truyền thống suy giảm.
" alt=""/>VietNamNet PremiumCuối tuần vừa rồi, tôi vừa tức vừa bật cười khi đọc tin "Giận chồng, vợ treo mình ngoài ban công chung cư ở Hà Nội" đăng trên báo VietNamNet. Sự thật là mùa giãn cách kéo dài khiến đôi khi tôi cũng muốn "phát hỏa" cùng ông xã!
Trong cuộc sống bình thường, tôi biết lắm chị em cứ than thở có quá ít thời gian ở bên chồng con, bạn trai. Nhưng mùa "giãn cách" kéo dài vì tình hình dịch bệnh phức tạp lại khiến chị em "ngấy" tận cổ. Con léo nhéo bên cạnh, chồng chẳng chịu động chân tay giúp đỡ việc nhà, "đối tác" ở bẩn khác hẳn vẻ hào nhoáng mọi khi... Vậy phải làm sao để không "phát ngán" vì nửa kia suốt thời gian dài làm việc tại nhà?
1. Anh việc này, em việc kia
Dù cuộc sống bình đẳng tới đâu, tư tưởng "việc nhà là của vợ" vẫn ăn sâu, bén rễ trong tâm trí nhiều quý ông Việt. Nhưng chồng đi làm, vợ cũng có công việc của mình. Khi ở nhà thì nên chia sẻ công việc với nhau, như thế vừa giảm bớt gánh nặng cho chị em vừa tạo nên những gắn kết chung.
Gia đình tôi có một "lịch công tác" rất cụ thể. Khi tôi chuẩn bị bữa sáng, ông xã tranh thủ tưới cây, cọ WC... Lúc tôi thay quần áo cho các con thì anh ấy rửa bát. Tôi giặt giũ, gấp đồ, mấy bố con sẽ hò nhau dọn nhà, lau nhà... Cứ thế, cả nhà rộn tiếng cười mà công việc cũng cứ trôi bay.
2. Những bữa cơm "đổi gió"
Hàng quán đóng cửa hoàn toàn chính là cơ hội để các bà nội trợ trổ tài đảm đang. Cả nhà tôi 4 người thường ngồi cùng nhau vào cuối tuần và lên thực đơn cho tuần mới. Mỗi người góp 1 ý kiến theo sở thích, thế là có ngay thực đơn vô cùng phong phú.
Những bữa "đổi gió" thật ra chẳng có gì đặc biệt nhưng thay vì ăn phở buổi sáng, nhà tôi sẽ dùng vào bữa tối. Buổi sáng đôi khi lại là cơm thịt kho tàu, canh chua... Hơi lách cách và chẳng giống ai nhưng cả nhà đều vui và chờ đón thực đơn đúng kiểu "chỉ nhà mình mới thế"!
3. Cuối tuần hạnh phúc
Buổi tối, vợ chồng tôi thường tranh thủ thời gian dạy con học hoặc chơi đùa cùng chúng. Khi lũ trẻ ngủ, bố mẹ lại vội vã hoàn thành deadline (hạn chót) công việc hoặc chuẩn bị đồ ăn cho ngày hôm sau.
Tuy nhiên, từ tối thứ 6, chúng tôi thống nhất dành thời gian để "hâm nóng" gia đình. Công việc sẽ được hoàn thành trước 18h00. Sau đó, cả nhà cùng thưởng thức bữa tối đặc biệt theo yêu cầu của lũ trẻ và cùng xem một bộ phim thú vị nào đó.
Chúng tôi đã xem được 2 phần Home Alone hài hước, xem Gia đình siêu nhân, Minion... với bỏng ngô homemade ròn rụm, Coca mát lạnh... - hệt như đang ở rạp chiếu phim.
Lũ trẻ ngủ thì 2 vợ chồng cũng tự "F5" một chút bằng bộ phim lãng mạn hay đơn giản là ôm chặt nhau và thả mình trong tiếng nhạc giữa bóng đêm yên ả.
4. Tận hưởng không gian riêng
Dù hầu hết thời gian là làm việc tại nhà nhưng đôi khi ông xã và chính tôi vẫn phải tới cơ quan để giải quyết một số công việc. Đó chính là khoảnh khắc để chúng ta thoải mái tận hưởng không gian riêng.
Vẫn một cung đường từ nhà tới cơ quan nhưng bạn có thể đi chậm lại một chút và đừng quên 5K nghiêm túc nhé!
Để không "ngấy" nhau thì có rất nhiều cách, nhưng quan trọng nhất là cả hai vợ chồng cùng hào hứng và nhiệt tình "thổi lửa". Chúc các bạn luôn hạnh phúc dù ngày nào cũng phải đối mặt 24/24.
Độc giả Anh Quỳnh
Thay vì ngồi than phiền, lo lắng, chị Lips học cách thay đổi bản thân, suy nghĩ tích cực, nói lời yêu thương nhiều hơn để biến 6 tháng giãn cách trở thành khoảng thời gian ý nghĩa.
" alt=""/>Ở nhà mùa giãn cách: Làm gì để vợ chồng không chán nhauVì thế, các chuyên gia y tế khuyên chúng ta nên cẩn trọng khi ở trong những không gian kín và hẹp như thang máy.
Một cách đi thang máy mùa dịch bệnh |
Dưới đây là một số lưu ý khi đi thang máy trong mùa dịch Covid-19:
1. Tránh đi lúc đông người
Một trong những cách tốt nhất để hạn chế nguy cơ lây nhiễm từ môi trường thang máy là không nên vào thang lúc đang có đông người. Bạn nên bỏ qua lượt đi đó và đợi tới lượt sau vắng vẻ hơn.
2. Xịt khuẩn liên tục
Hiện tại, thang máy ở các toà nhà hầu như đều đã trang bị nước rửa tay. Để đảm bảo an toàn khi phải chạm tay vào nút bấm, bạn nên xịt khuẩn trước khi bước vào thang và sau khi ra khỏi thang.
3. Giữ khoảng cách an toàn
Nếu có thể, bạn nên đứng cách người bên cạnh từ 0,5 đến 1m. Đồng thời, khi bước vào thang máy, tuyệt đối không nên nói chuyện với người đi cùng để tránh nguy cơ giọt bắn văng ra.
4. Quay mặt vào trong
Nếu có thể, mỗi người đứng sát vách thang nên hướng mặt vào trong để tránh nguy cơ lây lan virus.
5. Hạn chế tiếp xúc tay
Sau khi phải dùng tay bấm nút thang máy, bạn tuyệt đối không nên lấy tay dụi mắt, mũi, vuốt tóc… hay có những tiếp xúc khác bằng tay. Một số người cẩn thận thậm chí còn dùng các dụng cụ khác để bấm nút như: đầu chìa khoá xe, tăm bông, bút bi… Tuy nhiên, nếu dùng những dụng cụ này, chúng ta phải vứt nó vào thùng rác ngay sau khi sử dụng hoặc khử khuẩn ngay sau đó.
6. Trang bị kính chắn giọt bắn
Hiện tại, kính chắn giọt bắn được bán rất phổ biến. Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm, mỗi người nên trang bị cho mình một chiếc kính chắn giọt bắn để sử dụng trong những trường hợp phải đi đến nơi công cộng.
Đăng Dương
Mẹo hay phòng chống Covid-19 cho mỗi gia đình: Từ cách đi chợ, siêu thị, cách đi thang máy, cách giao nhận hàng cho tới cách giữ gìn nhà cửa sạch sẽ... đều được VietNamNet cập nhật chi tiết.
" alt=""/>Hướng dẫn mẹo đi thang máy an toàn mùa dịch Covid